Đại học stanford tuyển sinh như thế nào?

Stanford university được ví như một “khe cửa hẹp” bởi tỷ lệ trúng tuyển cực khó và cực thấp. Vậy đại học Stanford tuyển sinh như thế nào? Ứng viên phải đạt điểm số ra sao mới có thể vào trường? Chinh phục “Stanford Dream” với Ivycation nhé. 

1/ Đại học Stanford tuyển sinh như thế nào?

Theo các số liệu thống kê, tỷ lệ trúng tuyển của Stanford chỉ khoảng 4%, năm cao nhất 7.17%, năm thấp nhất 3.62%. Không sai khi cho rằng, Stanford là một trong những ngôi trường khó vào nhất thế giới.

Để trở thành một tân sinh viên tại Stanford, ứng viên cần có học lực xuất sắc, thành tích chuyên ngành nổi bật tích cực trong hoạt động ngoại khóa. Một profile tiêu chuẩn khi apply Stanford gồm:

1.1/ Điểm GPA cực cao

GPA chính là yếu tố đầu tiên trong quy trình tuyển sinh vào đại học Stanford. Nhà trường chỉ chấp nhận ứng viên có điểm GPA từ 3.6 trở lên (hệ 4) hoặc 8.5 trở lên (hệ 10). Ứng viên không nợ môn, các môn chuyên ngành phải trên 3.7. Đặc biệt, bạn sẽ có ưu thế xét tuyển nếu thuộc top 5% sinh viên giỏi của trường.

yêu cầu điểm gpa

Từ năm 2008 tới nay, hầu hết sinh viên nộp vào Stanford đều có điểm trung bình là 3.95. Sự chọn lọc khắt khe này nhằm đảm bảo nguồn sinh viên chất lượng và các tài năng đặc biệt.

Với các ứng viên điểm GPA dưới 3.95, bạn không cần quá lo lắng mà hãy cố gắng ở các tiêu chí khác. Ban tuyển sinh sẽ xem xét toàn bộ hồ sơ và đưa ra kết quả công tâm nhất.

✅✅✅ Tham khảo thêm:

Các ngành của đại học Stanford gồm những gì?

Đại học Stanford ở đâu? Stanford university học phí

1.2/ Đầy đủ chứng chỉ tiếng Anh

Thành thạo ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc khi tới Stanford. Do đó, điểm Ielts của bạn nên từ 7.0 trở lên, kỹ năng nghe không dưới 6. Stanford chỉ chấp nhận các chứng chỉ quốc tế, vẫn còn giá trị sử dụng kể từ thời điểm dự thi.

1.3/ Điểm SAT, ACT theo đúng quy định

SAT và ACT được coi là 2 chứng chỉ quan trọng nhất khi ứng tuyển vào Stanford. Qua 2 bài đánh giá năng lực, ứng viên sẽ thể hiện được trình độ, khả năng tư duy và phân tích của mình.

điểm sat/act

Điểm SAT tiêu chuẩn để đỗ Stanford là 1480, trung bình 750 phần Toán và 730 phần Đọc hiểu. Với điểm ACT, Stanford xét tuyển ứng viên đạt 99 điểm, trung bình 32 phần Toán, 33 phần Đọc, 33 phần Viết. Điểm ACT lý tưởng giúp bạn chắc chắn đỗ là 105.

Đây là 2 mức điểm tương đối cao vì thế bạn hãy thi thử 2 – 3 lần và chọn kết quả tốt nhất. Hơn hết, ứng viên cần có chiến lược ôn thi ngay từ khi có dự định apply vào trường nhé.

1.4/ Bài luận

Bài luận là một trong các mục bắt buộc khi nộp hồ sơ vào Stanford university. Thông thường, nhà trường sẽ cho 2 bài luận với 2 chủ đề khác nhau, thí sinh sẽ trình bày quan điểm của mình dưới dạng một bài văn hoàn chỉnh.

Qua bài luận, ban tuyển sinh sẽ hình dung rõ hơn về bản thân bạn. Cùng với đó, hội đồng cũng đánh giá được kỹ năng viết, lối tư duy, tính sáng tạo của bạn thông qua bài luận này. Tips hay để “vượt qua” bài luận chính là sự mạch lạc, súc tích và thiết thực. Tránh viết dài dòng, viển vông và xa rời thực tế.

1.5/ Thư giới thiệu

Đối với các ứng viên apply hệ thạc sĩ hoặc tiến sĩ thì thư giới thiệu là mục không thể bỏ qua. Mỗi ứng viên cần từ 2 – 3 thư tiến cử, đối tượng viết là người có thâm niên và danh tiếng nhất định trong lĩnh vực bạn theo đuổi. Sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn được chính các giảng viên trong Stanford đề cử đó.

2/ Đại học Stanford cựu sinh viên nổi bật

Với danh tiếng và địa vị “hàng top”, không khó hiểu khi Stanford là nơi đào tạo ra những danh nhân. Để biết chất lượng đào tạo của Stanford đỉnh tới mức nào, hãy tìm hiểu 11 cựu sinh viên nổi bật dưới đây:

Tổng thống Mỹ Herbert Hoover

Herbert Hoover là tổng thống thứ 31 của Mỹ từ năm 1929 – 1933. Thật khó tưởng tượng khi ông theo học ngành Địa chất tại Stanford và tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc vào năm 1895. Đặc biệt, Herbert Hoover còn trở thành giảng viên tại Khoa và kết hôn với Lou Henry – cô học trò nhỏ của mình.

tổng thống Herbert Hoover

Sự nghiệp của Herbert Hoover gắn liền với nhiều biến động kinh tế và chính trị. Ông đảm đương các chức vụ như Bộ trưởng bộ Thương mại, giám đốc Uỷ ban cứu trợ Bỉ, đóng góp một phần to lớn cho ngành truyền thông và du lịch hàng không. Có thể khẳng định, Herbert Hoover chính là cựu sinh viên Stanford xuất sắc và thành công nhất.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak

Thủ tướng Anh Rishi Sunak lấy bằng thạc sĩ chính trị – kinh tế học tại Stanford và chính thức gia nhập chính trường vào năm 2015. Ông được bầu làm Bộ trưởng bộ tài chính Anh và tạo ra những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế cho đất nước này.

Sau khi từ chức vào tháng 7 năm 2022, Risshi Sunak tuyên bố ứng cử lãnh đạo đảng Bảo thủ thay cho Jonhson. Ông chính thức trở thành Thủ tướng Anh vào ngày 25 tháng 10 năm 2022 và là thủ tướng gốc Á đầu tiên.

Nhà vật Lý học Eric Cornell

Eric Cornell đậu bằng cử nhân danh dự chuyên ngành Vật lý học tại Stanford vào năm 1985. Ông đã có một sự nghiệp khoa học lẫy lừng khi giành giải Nobel năm 2001, huy chương Benjamin Franklin Vật lý năm 2000, huy chương Lorentz năm 1998.

nhà vật lý Eric Cornell

Hiện tại, Eric Cornell đang là giáo sư thỉnh giảng tại đại học Colorado và là kỹ sư tại Viện khoa học và tiêu chuẩn Hoa Kỳ. Ông là tấm gương nghị lực trong nghiên cứu khoa học khi buộc phải cắt cánh tay trái vào năm 2004.

Nhà văn Ken Kesey

Ken Kesey là một cây bút huyền ảo lừng danh và được ví như “gạch nối” giữa hai giai đoạn văn học 1950 – 1960. Ông tốt nghiệp ngành Văn học tại Stanford và tích cực sáng tác ngay sau khi tốt nghiệp.

Ken Kesey thể hiện tài năng của mình thông qua hàng loạt thể loại như: Tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch thơ. Ông là tác giả của nhiều câu chuyện nổi tiếng như Bay trên tổ chim cúc cu, Sailor Song, The Zoo…

Hiệu trưởng đại học California Joseph Castro

Joseph Castro là hiệu trưởng đời thứ 8 của đại học bang California, ông lấy bằng tiến sĩ ngành giáo dục đại học và lãnh đạo tại Stanford vào năm 1998. 

hiệu trưởng Joseph Castro

Trong suốt sự nghiệp của mình, Joseph Castro gặt hái vố số giải thưởng liên quan tới giáo dục và được vinh danh là người có tác động lớn với các sinh viên Hồi giáo.

Nhà sáng lập Whatsapp Brian Acton

Brian Acton là một “học bá” chính hiệu khi vừa theo học Pennsylvania, vừa là sinh viên của Stanford. Ông tốt nghiệp Stanford vào năm 1994 với tấm bằng khoa học máy tính. Vào năm 1996, ông gia nhập Yahoo và sáng lập Whatsapp năm 2004.

Với cuộc chuyển giao thế kỷ giữa Whatsapp và Facebook, Brian Acton thu về khoảng 19 tỷ đô và nhanh chóng lọt vào danh sách tỷ phú trẻ. Hiện nay, Brian Acton đang là chủ tịch của Signal Foundation với khối tài sản 2.5 tỷ đô.

Diễn viên Andre Braugher

Ít ai biết rằng, chàng thám tử Frank Pembleton trong seri Án mạng là một cựu sinh viên năng nổ của Stanford. 

cựu sinh viên Andre Braugher

Anh tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân sân khấu và tích cực tham gia nghệ thuật. Andre Braugher đã đạt giải Nam chính xuất sắc nhất trong nhiều liên hoan phim tầm cỡ.

Nhà soạn nhạc David Lang

David Lang là một nhà soạn nhạc nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng trong giới nhạc cổ điển. Ông là cựu sinh viên nghệ thuật Stanford, có thành tích học tập và hoạt động xuất sắc. Ngoài ra, David Lang cũng góp mặt trong vô số dự án âm nhạc tầm cỡ châu lục và thế giới.

Thẩm phán tòa án tối cao Anthony Kennedy

Anthony Kennedy tốt nghiệp trường Luật Stanford và chính thức lấn sân chính trường vào những năm 1960. 

thẩm phán Anthony Kennedy

Anthony Kennedy làm việc trong ngành tư pháp suốt 43 năm, trong đó 30 năm giữ chức thẩm phán tòa án tối cao. Trong suốt thời gian đương nhiệm, ông đã đem lại những biến chuyển tích cực cho luật pháp và dân chủ tại Mỹ.

Vận động viên Tony Azevedo

Một tên tuổi nữa từng học Stanford chính là vận động viên Tony Azevedo. Anh sinh năm 1981 tại Mỹ và gắn bó với Stanford trong suốt những năm tháng đại học. Tony Azevedo là “huyền thoại” của làng bóng nước khi giành huy chương bạc Olympic, ghi 61 bàn thắng – nhiều thứ 4 trong lịch sử giải đấu.

Thông qua bài viết của Ivycation Edu, chắc hẳn bạn đã hiểu đại học Stanford tuyển sinh như thế nào và các yêu cầu cụ thể ra sao. Ivycation Edu hy vọng những thông tin trên đây hữu ích với các bạn.

4.7/5 - (12 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

DANH MỤC NỔI BẬT

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN

LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ