Các ngành của đại học Stanford & hệ thống giáo dục

Mang trong mình dòng chảy học thuật và lịch sử lâu đời, đại học Stanford là đích đến của nhiều thế hệ học sinh trên toàn thế giới. Hệ thống giáo dục Stanford gồm những trường nào? Các ngành của đại học Stanford có những ngành học nào? Mời các bạn cùng Ivycation Edu khám phá ngay bây giờ nhé.

1/ Các ngành của đại học Stanford

Tính tới năm 2023, đại học Stanford triển khai chương trình giáo dục gồm 3 hệ: đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cấp cao. Tổng số chuyên ngành lên tới 102, bao hàm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Các chuyên ngành được chia thành 5 khối chính gồm: Khoa học xã hội, Khoa học Tự nhiên; Kinh tế; Dân tộc – Tôn giáo và Khoa học tổng hợp. Nhìn chung, Stanford là một trong những ngôi trường đào tạo đa ngành bậc nhất Hoa Kỳ. Ivycation sẽ giúp bạn điểm qua các ngành tiêu biểu:

1.1/ Khoa học máy tính

Khoa học máy tính là chuyên ngành được đăng ký nhiều nhất tại Stanford từ 2004 tới nay. Được thành lập từ năm 1965, chuyên khoa được xem là ‘đầu tàu’ trong nghiên cứu và phát triển công nghệ trên toàn thế giới. Chuyên khoa quy tụ gần 100 giáo sư/tiến sĩ đầu ngành và hàng loạt tên tuổi nổi tiếng khác.

ngành it

Khi học máy tính tại Stanford, bạn sẽ được học tập và nghiên cứu các vấn đề như: Lập trình, quản lý hệ thống, robotics, trí tuệ nhân tạo…Đặc biệt, sinh viên có cơ hội thực tập tại các tập đoàn công nghệ lớn với mức lương 100.000 đô la.

✅✅✅ Đọc thêm:

Đại học Stanford ở đâu? Học phí đại học Stanford

Đại học Stanford tuyển sinh như thế nào

1.2/ Sinh học và cơ thể người

Bên cạnh khoa học máy tính thì Sinh học cũng là một ngành rất ‘hot’ tại Stanford. Tại đây, bạn sẽ được học về cơ thể người, sinh thái tự nhiên, các loại virus, mầm bệnh và rất nhiều kiến thức khác. Hơn hết, Sinh học chính là bệ phóng để bạn trở thành một nhà nghiên cứu trong tương lai.

Để vào được chuyên ngành này, tất cả sinh viên đều phải tốt nghiệp 1 trường đại học trước đó, có giải thưởng liên quan tới môn Sinh hoặc các công trình nghiên cứu sinh học. Mức lương khi ra trường cũng rất lý tưởng khi chạm ngưỡng 80.000 đô la.

1.3/ Kỹ thuật và công nghệ máy

Là một trong 5 trường đào tạo Kỹ thuật tốt nhất nước Mỹ, Stanford cho ra đời hàng loạt sáng chế và công trình nghiên cứu quốc tế. Đến với chuyên ngành này, sinh viên sẽ học các phân môn nhỏ hơn như: điều khiển, tự động hóa, sản xuất ô tô, tàu thủy, hàng không vũ trụ…

ngành kỹ thuật Stanford

Mặt khác, ngành Kỹ thuật & Công nghệ máy tại Stanford còn giúp bạn trở thành một kỹ tài năng, có tầm ảnh hưởng trong giới chuyên môn. Tất nhiên bạn sẽ không phải lo lắng về chuyện “đầu ra” hoặc tiền lương đâu nhé.

1.4/ Kinh Tế

Kinh tế cũng được coi là ngành “mũi nhọn” tại Stanford khi sở hữu một trường Kinh doanh riêng. Ở ngôi trường này, sinh viên được học tất cả các khía cạnh về Tài chính – Kinh doanh như: Quản trị, Nhân sự, Ngân hàng, Thống kê, Kiểm toán, Kế toán, Chứng khoán, Đầu tư, Bảo hiểm…

Tại trường Kinh doanh Stanford, sinh viên được phép học liên thông và học cao hơn nếu có nhu cầu. Đây cũng là chuyên ngành có nhiều quỹ học bổng nhất với tổng trị giá lên tới 1 triệu đô. Sinh viên có thể săn các học bổng lớn (từ đầu năm học) hoặc các học bổng nhỏ (qua dự án startup hoặc bài nghiên cứu).

1.5/ Luật học

Dù không phải là ngôi trường hàng đầu về Luật nhưng Luật vẫn là chuyên ngành được nhiều sinh viên chọn khi tới Stanford. Nhà trường chỉ đào tạo 2 hệ của Luật gồm thạc sĩ và tiến sĩ. Do đó, bạn cần phải tốt nghiệp ít nhất 1 trường Luật trước đó.

ngành luật Stanford

Báo cáo thường niên từ Stanford cho biết, 95% sinh viên tốt nghiệp Luật Stanford đều hoạt động trong nghề với mức lương trên 50.000 đô. Các môi trường lý tưởng cho bạn là Mỹ, khối EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.

1.6/ Y Dược học

Trường Y dược Stanford sẽ là “bến đỗ” tuyệt vời nếu bạn mong muốn trở thành bác sĩ hay dược sĩ. Ra đời từ năm 1862, trải qua nhiều năm phát triển, ngành Y dược Stanford vinh dự xếp thứ 3 trong số các trường Y nổi tiếng thế giới (Theo đánh giá của THE).

Ngành Y dược cũng là chuyên ngành có thời gian đào tạo lâu nhất, trung bình khoảng 10 năm. Để vào được ngành này, bạn cần có thành tích xuất sắc và sự quyết tâm cao nhé.

2/ Hệ thống giáo dục stanford university

Sau 137 năm lịch sử, hệ thống giáo dục Stanford chính thức hoàn thiện với 7 trường đại học thành viên gồm: Trường Kinh doanh, Cao học Sư phạm, Trường Kỹ thuật, Trường Nhân văn và Khoa học, Trường Luật, Trường Y, Trường bền vững Stanford Doerr.

2.1/ Trường Kinh doanh

Stanford GBS thành lập năm 1925 với hiệu trưởng đầu tiên là ngài Willard Hotchkiss – một nhà kinh tế học. Theo chỉ thị của Tổng thống Herbert Hoover, Stanford GBS thực hiện sứ mệnh bồi dưỡng tài năng và duy trì nguồn lực kinh tế cho khu vực.

trường kinh doanh Stanford

Năm 1927, Stanford GBS chính thức cấp 2 bằng cử nhân đầu tiên và tiến hành cải cách hàng loạt chương trình đào tạo. Hiện tại, trường có hơn 300 giảng viên, 200 cán bộ nhân viên và khoảng 3000 sinh viên theo học. Năm 2021, Stanford chính thức soán ngôi Harvard để trở thành trường Kinh doanh số 1 thế giới.

2.2/ Cao học Sư phạm

Stanford GSE thành lập năm 1917 với mục tiêu phổ cập tri thức, đào tạo đội ngũ tinh anh đặc biệt là các giảng viên/giáo viên. Hiệu trưởng – nhà sáng lập của GSE of Stanford là giáo sư Cubberley – một học giả nổi tiếng và lỗi lạc.

Trong suốt chiều dài lịch sử, Cao học Sư phạm Stanford đã đào tạo ra vô số chính khách, nhà văn, nhà thơ và nhà giáo dục nổi tiếng. Từ năm 2000, Cao học chuyển mình theo hướng toàn cầu hóa, đa dạng ngành học và công bằng cho mọi đối tượng nhập học. Hiện nay, trường có khoảng 2000 sinh viên và hơn 200 giảng viên/cán bộ.

2.3/ Trường Kỹ thuật

Engineering of Stanford thành lập năm 1925 với 15 giảng viên và 141 sinh viên. Hơn 9 thập kỷ trôi qua, trường Kỹ thuật Stanford trở thành địa chỉ đào tạo kỹ sư hàng đầu tại Mỹ, thực hiện vô số sáng chế do chính quyền Liên bang và Chính phủ yêu cầu.

trường kỹ thuật Stanford

Đặc biệt, trường Kỹ thuật Stanford còn là nơi quy tụ của hàng loạt tên tuổi lớn như John Hennessy, William M. Kays, Theodore J. Hoover. Với đội ngũ giảng viên tầm cỡ cùng hệ thống thiết bị hiện đại, Kỹ thuật Stanford chắc chắn sẽ giúp bạn thỏa mãn đam mê sáng chế.

2.4/ Trường Nhân văn & Khoa học

Là ngôi trường trẻ nhất trong số 7 thành viên của Stanford, trường Khoa học và Nhân văn thành lập năm 1948 với chủ tịch đầu tiên là David Starr Jordan. Sứ mệnh của trường là nghiên cứu học thuật, nâng cao chất lượng sinh viên chuyên ngành nhân văn và khoa học.

Theo đánh giá của THE, trường Nhân văn & Khoa học của Stanford xếp hạng 6 trong số các trường đào tạo tốt nhất về chuyên ngành này. Đây cũng là ngôi trường của nhiều học giả Rhodes, các tác giả Nobel và nhiều danh nhân văn hóa thế giới.

2.5/ Trường Luật

Trường Luật Stanford ra đời năm 1893 và là một trong những trường Luật lâu đời nhất Hoa Kỳ. Bắt đầu công tác giảng dạy với 2 giảng viên, cho tới ngày nay, SLS university là bệ phóng cho hàng ngàn cử nhân và luật sư nổi tiếng.

trường luật Stanford

Với mục tiêu tạo ra “Cuộc triển lãm pháp luật lớn nhất”, trường Luật Stanford ghi tên mình tại vô số giải thưởng lớn và có tầm ảnh hưởng cực lớn trong giới luật. Hiện nay, có hơn 2000 thạc sĩ Luật đang học tập và nghiên cứu, tỷ lệ trúng tuyển vào trường rất thấp, khoảng 5%.

2.6/ Trường Y

Trường Y Stanford được thành lập vào những năm đầu thế kỷ 20 và nằm trong top các trường Y chất lượng nhất thế giới. Tính tới 2023, trường có 1948 giảng viên, khoảng 2500 sinh viên và nghiên cứu sinh. Đây là ngôi trường có tỷ lệ chọi cao nhất trong hệ thống Stanford.

Song song với bề dày lịch sử, đại học Y Stanford cũng gặt hái được vô số giải thưởng như: 8 giải Nobel, 17 giải Nhà sáng tạo và lãnh đạo Y khoa toàn cầu. 31 thành viên của trường là cán bộ thuộc Viện Hàn lâm khoa học quốc gia và Học viện Y khoa quốc gia.

2.7/ Trường Stanford Doerr

Một cái tên thú vị thuộc hệ thống Stanford chính là Stanford Doerr. Đây là ngôi trường đào tạo các lĩnh vực liên quan tới phát triển bền vững như: Chống biến đổi khí hậu, phân biệt chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, bảo vệ văn hóa, quyền con người…

Stanford Doerr

Trường Stanford Doerr cũng là cái tên quen thuộc cho list đề cử giải Nobel hòa bình và các giải thưởng danh giá khác. Đến với Stanford Doerr, bạn sẽ có cơ hội trở thành nhà hoạt động xã hội đích thực.

Điểm đặc biệt khác về Stanford chính là 7 trường trực thuộc đều nằm trong cùng khuôn viên. Nhờ vậy mà các phân viện có thể trao đổi học thuật, giao lưu kinh nghiệm và tổ chức các hoạt động giải trí cực phong phú.

Những thông tin về các ngành của đại học Stanford sẽ là bước đệm giúp bạn tới gần hơn với ngôi trường này. Hãy nỗ lực ngay từ hôm nay bởi ngày mai thôi, giấc mơ Stanford hoàn toàn có thể trở thành sự thực.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

DANH MỤC NỔI BẬT

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN

LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ